Tin tức
ĐẠI LÝ VÉ MÁY BAY GIÁ RẺ TẠI PHÚ THỌ
Phú Thọ được biết đến với truyền thuyết: Rằng Lạc Long Quân một lần đi xem xét hình sông thế núi để bố phòng chặn đánh giặc cướp đã gặp người con gái xinh đẹp hái dâu ở bãi Trường Sa Trung Lộ, bãi sông lớn kéo dài từ Tu Vũ xuống Trung Nghĩa. Đó là nàng Âu Cơ. Lạc Long Quân kết tóc xe duyên với Âu Cơ rồi đưa nhau về đất Bạch Hạc sinh sống. ở đây Âu Cơ sinh ra bọc trăm trứng, nở trăm người con trai. Họ để lại người con trưởng dựng làm Vua Hùng. Đó là Hùng Vương thứ nhất của nước Văn Lang. Bà Âu Cơ đưa 49 người con lên ngàn khai khẩn. Đó là đất Văn Lang huyện Hạ Hòa. Lạc Long Quân đưa 50 người con về khai phá vùng biển. Truyền thuyết Âu Cơ sinh bọc trăm trứng có ngụ ý về bào tộc, nguồn gốc tộc người. Âu Cơ lên rừng, Lạc Long Quân xuống biển ngoài ý nghĩa về âm dương tương hợp tương khắc còn nói đến công việc mở mang bờ cõi của ông cha ta đã trải qua bao gian khổ cảnh cha con vợ chồng phải phân ly. Cũng vì chuyện bờ cõi non sông mà tâm thức dân gian nhiều nơi đã hình dung ra hình tượng hòn Vọng Phu, người đàn bà bồng con chờ chồng.
Cũng ở đất Trung Nghĩa nơi Lạc Long Quân gặp Âu Cơ xưa, sáu bảy trăm năm sau đã sản sinh ra vị Thánh Tản Viên Sơn.
Theo truyền thuyết ở đây thì ở thôn Lăng Sương làng Trung Nghĩa xưa có ông Nguyễn Cao Hành kết hôn với vợ là Đinh Thị Đen, người Mường ở Lịch Gia, Mông Hóa, Hòa Bình. Ngày 15 tháng giêng năm Đinh Tỵ, tức năm 304 của thiên niên kỷ thứ nhất trước công nguyên bà Đen đã sinh ra người con trai đặt tên Nguyễn Tuấn. Tuấn được người mẹ nuôi tên là Ma Thị đưa sang núi Tản Viên học thầy là tiên ông trên núi Tản. Khi thành tài đã cùng hai em con chú là Cao Sơn, Quý Minh ra giúp Vua Hùng diệt giặc. Nguyễn Tuấn được Vua Hùng gả Ngọc Hoa công chúa. Ông vừa là anh hùng trận mạc, vừa là anh hùng văn hóa vì đã dạy dân đắp đê chống lũ lụt. Vua Hùng thứ 18 không có con trai. Tản Viên khuyên Vua Hùng nhường ngôi cho Thục Phán để trăm họ được bình yên chấm dứt chiến tranh liên miên nhiều trăm năm giữa hai bộ tộc Lạc Việt và Âu Việt cho ra đời nhà nước Âu Lạc mà Cổ Loa là thành lũy của nhà nước cổ đại còn dấu tích đến ngày nay. Nguyễn Tuấn vì có công lớn với dân tộc được tôn là Tản Viên Sơn Thánh. Ông là sự hóa thân của hồn thiêng sông núi, có sức mạnh vô biên. Tương truyền khi đánh nhau với Thủy Tinh (ý nói đến việc chống lũ lụt) Tản Viên đã vác đất đá ném xuống thành núi Chẹ ở bờ bên kia làng Trung Nghĩa nơi ông ra đời.
Tương truyền khi mẹ ông trở dạ bà được đặt lên võng điều. Nay là nhà Võng trong quần thể di tích thờ Thánh mẫu và Thánh Tản Viên. Cạnh đó, bên bờ giếng Thiên Thanh xây hình chữ Vương, có hòn đá Quỳ, tương truyền khi sinh nở bà quỳ xuống hòn đá, nay có vết hình bàn chân phải, gối chân trái và hình bàn tay của bà in trên đá.
Hòn đá có từ thuở xa xưa nhưng bị mất đi sau nhiều phen loạn lạc. Năm 2002 huyện Thanh Thủy chuẩn bị đón lễ tuyên dương đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân ông Hoàng Dân Mạc Chủ tịch tỉnh Phú Thọ, khi ấy là Chủ tịch UBND huyện Thanh Thủy lên đền Lăng Sương cho đào đất trồng cây lưu niệm đã khai quật được hòn đá Quỳ vô giá này. Cạnh đá Quỳ còn có hòn đá "chẹn bụng" bà dùng chẹn bụng sau khi sinh nở. Ngoài ra còn có đôi sọt. Tương truyền là đôi sọt của bà bán măng. Sau khi sinh, bà bảo người bán măng đem sọt đi gánh nước về để tắm cho Thánh Tản.
Người dân Trung Nghĩa kể rằng, cha của Thánh Tản, ông Nguyễn Cao Hành đã di rời phần mộ tổ tiên lên vùng núi Thu Tinh huyện Thanh Sơn. Gia đình ông chuyển lên đó sinh sống. Truyền thuyết ở Thanh Sơn cho biết một lần bà Đinh Thị Đen qua đồng Móng làng Tất Thắng ướm chân vào hòn đá rồi về đầu thai Thánh Tản Viên trong 14 tháng bà bị mang tiếng là kẻ ngoại tình. Ông chồng ghen tức bỏ về vùng xuôi sông nước. Trước khi sinh nở, không chịu nổi búa rìu dư luận bà bỏ về đến động Lăng Sương, quê chồng thì sinh nở.
Truyền thuyết về hòn đá bà ướm chân để thụ thai cũng như hòn đá Quỳ ở di tích đền Lăng Sương nói đến tục thờ đá của người Việt. Con người khi chưa làm chủ thiên nhiên, họ phải dựa vào thiên nhiên, thờ thiên nhiên. Thần đá là vị thần rắn chắc có thể che chắn bảo hộ cho con người. Đấy cũng là tục thờ vật tổ, tô tem của người Việt cổ có từ thời kỳ đầu mẫu hệ, trong giao hoan quần hôn, con người chưa ý thức được sự giao hoan để sinh con đẻ cái con người mới chỉ biết có mẹ, còn cha là một loài nào đó. Do vậy người ta quan niệm Tản Viên là con của đá, vị thần này vì thế có sức mạnh vững chắc như đá.
Xa xưa Lăng Sương là một thôn, bản của làng Trung Nghĩa. Sang thời Lê, triều đình quy định các địa bàn cư trú của người thiểu số là động gọi là các động Man (động của người Man) gọi theo cách phiếm chỉ của giới nhà nho phong kiến để phân biệt với các thôn làng của người Kinh.
Tỉnh Phú Thọ thời cổ đại có 2 nhóm tộc người chính là Lạc Việt và Tày Thái cổ ở xen kẽ nhau; một bộ phận người Việt Cổ thuộc hai nhóm ngữ hệ Việt - Mường và Tày Thái thiên di chỉ về khai khẩn vùng Trung Châu, do tiếp biến văn hóa mà thành người Kinh. Nhóm ở lại trở thành người Mường và người Tày. Họ ở trong các động như động Lăng Sương, Trung Nghĩa huyện Thanh Thủy, động Trúc Phê, Hưng Hóa, động Khuất Lão, Văn Lang (huyện Tam Nông) động Tiên Du huyện Phù Ninh, động Hoa Khê ở thị xã Phú Thọ v.v...
Về sau lại có nhiều dòng người di cư lên Phú Thọ. Chính họ đã làm cho cư dân ở các động Man bị tiếp biến văn hóa mà thành người Kinh. Các họ gốc Mường ở Phú Thọ, đặc biệt ở Trung Nghĩa là Nguyễn, Bùi, Đinh, Hà, Cao, Phùng, Quách. Còn gốc Tày là họ Ma. Có người đổi thành họ Mai, họ Mè. Cha mẹ Tản Viên là người Lạc Việt, người Mường. Ngài lại có mẹ nuôi là bà Ma Thị. Phải chăng truyền thuyết này ngụ ý văn hóa Lạc Việt đã bị ảnh hưởng rất lớn của văn hóa Tày Thái cổ? Bà Ma Thị ắt hẳn là người Tày Thái cổ. Phú Thọ đất tổ, nước Văn Lang của người Lạc Việt, Việt Mường. Nhưng một bộ phận người Tày họ Ma lại không theo Thục Đế mà về theo Vua Hùng. Đến thời Hùng Duệ Vương, Vua Hùng thứ 18, con cháu họ Ma người Tày còn ở Cẩm Khê, thị xã Phú Thọ và ở cạnh núi Hùng. Nay di tích còn lại dấu tích thành Mè, chợ Mè (thành, chợ của người họ Mè, họ Ma) và các tên xóm: bản tên đồng đất vẫn được gọi theo ngữ hệ Tày Thái cổ. Tản Viên con bà Đinh Thị Đen, họ Mường nhưng lại có mẹ nuôi họ Ma, họ của người Tày. Tản Viên nhờ có tích hợp văn hóa, có nhiều công tích mà được người Việt tôn lên hàng Thánh. Đứng đầu Tứ Bất Tử trong thần điện Việt Nam là nhờ vậy.
Tương truyền đền Lăng Sương được xây dựng từ thời An Dương Vương năm 258 trước công nguyên. Thục Phán cho xây dựng ngôi đền là để tạ ơn Thánh Tản Viên, người đó có công tiến cử mình giữ ngai vàng thay Vua Hùng thứ 18. Và thờ Thánh Mẫu người đã có công sinh ra Thánh Tản. Đến thời Tiền Lê, ngôi đền được xây dựng lại bằng gạch ngói. Sang thế kỷ 19 quan huyện Bất Bạt Trần Đình Túc cùng 48 già làng đại diện cho 8 dòng họ của động Lăng Sương làm đốc công trùng tu lại ngôi đền.
Ngôi đền ngày nay được chia hai phần. Phần hậu cung ngăn trong thờ hai Long ngai đức mẫu Đinh Thị Đen và Thánh Tản Viên.
Ngăn ngoài phân 3 cấp: trên cùng thờ tượng Thánh mẫu, bậc giữa thờ tượng Tản Viên, bậc cuối thờ Ngọc Hoa công chúa là vợ Thánh Tản. Hai bên thờ cố phụ Cao Hành ở bên phải, còn bên trái thờ Ma Thị Cao Sơn thần nữ.
Nhà tiền tế có tượng thờ Quý Minh và Cao Sơn là em con chú Thánh Tản. Họ đều là tướng của Vua Hùng.
Di tích Lăng Sương còn ngôi miếu thờ nữ thổ thần là Bạch Tinh Thần Nữ cùng 2 người hầu thánh mẫu là Đào Hoa và Quế Hoa.
Trên mái đền còn hình hai con bạch xà lớn. Ngoài truyền thuyết về Tản Viên với con rắn và gậy đầu sinh đầu tử thì hình tượng rắn trong đền Lăng Sương còn gắn với tín ngưỡng thờ rắn của người Việt Cổ. Con rắn biểu hiện cho việc làm ra mây mưa. Cư dân nông nghiệp lúa nước cần nước nên thờ rắn để cầu mưa thuận gió hòa mùa màng tươi tốt. Con rắn vì thế được hình tượng hóa thành con rồng biết bay. Con rồng từ trong dân gian đã đi vào cung đình biểu tượng cho sức mạnh quyền uy của đấng quân vương. Đền miếu ở Lăng Sương vì thế đã tích hợp được nhiều lớp tín ngưỡng của dân gian.
Ngày nay di tích Lăng Sương đã được nhân dân địa phương xây dựng khá hoành tráng trên diện tích 3.000m2, ngoài những nhà tả mạc, hữu mạc, nhà võng đang xây dựng, dự án di tích Lăng Sương còn khu lễ hội và một số công trình khác. Từ lăng mộ Thánh Bà nhìn chếch ra phía Đầm Đành còn có quả gò Đống Bò là nơi mà 24 tháng 10 âm lịch hàng năm, trước ngày 25 tháng 10, ngày hóa thánh Mẫu lại xuất hiện một con bò lớn từ đâu đến cho dân làng mổ thịt để hai giáp Đông, Tây chia nhau mang về làm cỗ sáng hôm sau dâng lên đền cúng tế. Ngày tế giỗ Mẫu hăm nhăm tháng 10 hàng năm đều có sự tham gia của các làng kết nước nghĩa là những địa phương quanh vùng có thờ cúng Tản Viên. Nhưng lễ hội lớn nhất hàng năm diễn ra từ ngày 15 đến 20 tháng giêng. Ngày này có ba kiệu rước từ đền ra bờ sông với ý nghĩa rước đón mẹ nuôi Ma Thị thần nữ về đền dự cầu tế. Đoàn rước có ba kiệu bát cống. Một kiệu rước lư hương, một kiệu rước nải quả, một kiệu rước nước lấy từ sông về tế lễ. Việc rước nước còn mang ý nghĩa trọng nước thờ nước của cư dân nông nghiệp lúa nước có từ thời xa xưa.
Từ đền Lăng Sương đi một đoạn gần, nơi con đường 317 bị ép lại bởi 2 quả đồi, xưa kia rừng núi thâm u, được gọi là Cửa ải từng xảy ra nhiều trận đánh giữa Tản Viên và giặc Thục. Đến kháng chiến chống Pháp người trung đội trưởng du kích xã Trung Nghĩa đã giật mìn nổ giết chết 3 tên lính Pháp và hàng chục tên khác bị thương. Người du kích ấy sau này nhập ngũ lên đến thiếu tướng làm tư lệnh phó quân chủng phòng không không quân.
Từ Lăng Sương Trung Nghĩa theo bờ sông Đà huyền thoại sẽ đến di tích Tu Vũ, trong chiến dịch Hòa Bình ta đánh cho giặc Pháp thua đại bại. Càng xuôi theo sông Đà, nơi cuối sông, khi xưa Vua Hùng lập nước càng thấy dày đặc di tích lịch sử và hai bờ sông mãi mãi âm vang những truyền thuyết vừa thật vừa mơ màng như thần thoại. Góc sông Đà hòa dòng vào sông Thao là đất cuối huyện Thanh Thủy, xưa là vùng đầm lầy rừng rậm, trước khi về biển, Lạc Long Quân để lại người thân trông nom khai khẩn nay là các làng Đào Xá, Thạch Đồng, Xuân Lộc... sầm uất còn lưu lại nhiều chuyện kể, di tích thờ cúng và di tích khảo cổ của thời kỳ Đông Sơn thuộc nền văn hóa Hùng Vương, do con người từ thuở bình minh của lịch sử để lại cho ta. Dọc bờ sông Đà ta sẽ gặp nhiều di tích, nơi Thánh Tản Viên dạy dân trị thủy, nơi người luyện quân hoặc là chốn người cùng công chúa Ngọc Hoa tình tự.
Con đê sông Đà dọc bờ Thanh Thủy nay trở thành con đường lớn, đổ nhựa ápphan nhiều nơi có hàng đèn đường cao áp, nhấp nhô những công trình những di tích lịch sử, di tích cách mạng, di tích chiến thắng... sẽ là nơi hứa hẹn lớn để phát triển kinh tế du lịch tâm linh, du lịch văn hóa lịch sử... nguồn nước khoáng nóng ở trung tâm huyện lỵ đang thu hút du khách từ khắp nơi đổ về Thanh Thủy. Đền Lăng Sương không chỉ có xuân thu nhị kỳ đông vui ngày hội mà khách thập phương đã đổ về nườm nượp quanh năm. Phú Thọ với Đền Hùng, đền Lăng Sương Thanh Thủy, đền Mẫu Âu Cơ, khu du lịch sinh thái rừng, hang động và tâm linh ở trên núi Xuân Sơn sẽ trở nên sầm uất xứng đáng Đất Tổ cội nguồn dân tộc.
Từ những ưu đãi của thiên ban tặng và với một vụ tí như vậy đã mang đến cho Phú Thọ một bộ mặt rạng rỡ như hiện nay. Đến Phú thọ Quí khách có thể di chuyển bằng các loại phương tiện:
- Đường bộ theo QL2, QL 32A, 32C
- Đường Sông men theo Sông Hồng ( Sông Thao), Sông Lô, Sông Đà.
- Đường sắt HN-LC
- Đường không. Quí khách đáp xuống sân bay Nội Bài, từ sân bay về trung tâm thành Phố Việt Trì ( Thủ phủ của tỉnh Phú Thọ khoảng 50 km về phía Bắc.
Hiện nay ở Phú Thọ thì các loại hình dịch vụ phát triển rất mạnh, trong đó có các dịch vụ về hỗ trợ vận tải như bán vé xe, vé tàu, cho thuê xe...Hệ thống đại lý vé máy bay giá rẻ tại tỉnh Phú Thọ phát triển tương đối mạnh tập chung chủ yếu ở thành phố Việt Trì, thị xã Phú Thọ, huyện Phù Ninh, huyện Lâm Thao ... Khi có nhu cầu đến hoặc từ Phú Thọ đi các nơi khác bằng đường không Quí khách có thể liên hệ các đại lý vé máy bay giá rẻ tại tỉnh Phú Thọ hoặc liên hệ các phòng bán vé máy bay giá rẻ các tỉnh lân cận. Hoặc liên hệ trực tiếp đại lý vé máy bay giá rẻ An Phú để được phục vụ.
Đặt mua vé máy bay tại đại lý vé máy bay giá rẻ An Phú - Trang bán vé trực tuyến www.vebay365.com Quí khách được đảm bảo giá luôn luôn cạnh tranh nhất, phục vụ chu đáo nhất với thời gian nhanh nhất.
Điện thoại: 0838 912 578 - 0902 31 29 89
Tin tức liên quan
-
1.
Mở bán vé máy bay tết 2016
-
2.
Vé máy bay tết giá rẻ 2016
-
3.
VÉ MÁY BAY TẾT 2015 GÍA RẺ
-
4.
Vé máy bay Tết 2015
-
5.
ĐAI LÝ VÉ MÁY BAY TẠI CÀ MAU
-
6.
ĐAI LÝ VÉ MÁY BAY TẠI VŨNG TÀU
-
7.
ĐAI LÝ VÉ MÁY BAY TẠI AN GIANG
-
8.
ĐẠI LÝ VÉ MÁY BAY TẠI CẦN THƠ
-
9.
ĐẠI LÝ VÉ MÁY BAY TẠI ĐỒNG THÁP
-
10.
ĐẠI LÝ VÉ MÁY BAY TẠI ĐỒNG NAI
-
11.
ĐẠI LÝ VÉ MÁY BAY TẠI ĐĂK NÔNG
-
12.
ĐẠI LÝ VÉ MÁY BAY TẠI ĐĂK LĂK
-
13.
ĐẠI LÝ VÉ MÁY BAY TẠI ĐÀ NẴNG
-
14.
ĐẠI LÝ VÉ MÁY BAY TẠI CAO BẰNG
-
15.
ĐẠI LÝ VÉ MÁY BAY TẠI BÌNH THUẬN
-
16.
ĐẠI LÝ VÉ MÁY BAY TẠI BẮC NINH
-
17.
ĐẠI LÝ VÉ MÁY BAY TẠI BẮC GIANG
-
18.
ĐẠI LÝ VÉ MÁY BAY TẠI BẠC LIÊU
-
19.
ĐẠI LÝ VÉ MÁY BAY TẠI BẮC CẠN
-
20.
ĐẠI LÝ VÉ MÁY BAY TẠI BẾN TRE