Hotline trợ giúp

1900.55.88.05

Nhấn like và  G+1 đẻ nhận tin vé rẻº

Tin tức

Tỷ lệ chậm chuyến bay tăng dần đều: Biết nhưng khó sửa

6 tháng đầu năm nay, tỷ lệ hủy hoãn chuyến bay ở Việt Nam lên tới 25%, gấp rưỡi cùng kỳ năm ngoái và là nhiều nhất từ trước đến nay. Tuy nhiên, theo luật định trong những trường hợp như vậy, hành khách sẽ được bồi thường nhưng thực tế không mấy khi hãng hàng không thực hiện điều đó.
Hàng không tăng phụ phí, đường sắt tăng giá vé

anh-minh-hoa

Báo cáo của Cục Hàng không cho biết, từ đầu năm đến nay tỷ lệ chậm, hủy chuyến (delay) trên tổng số chuyến bay của các hãng hàng không Việt Nam chiếm 25%. Trong đó, tỷ lệ hủy chuyến bay của VietJet và Jestar tương đương nhau, chiếm khoảng một nửa, còn của Vietnam Airlines là 14% và của Vasco khoảng 17%.
 
Nuyên nhân được cho rằng do thời tiết, yếu tố cơ sở vật chất tại nhà ga và cả chính từ phía khách hàng. Tại các sân bay ở nhiều địa phương, tình trạng thiếu xe đưa đón, xe thang, ống lồng để đưa khách lên máy bay nên phải chờ đợi là thường xuyên. Thêm vào đó, sân bay nhỏ hẹp ít khi được mở rộng, trong khi lượng khách ngày một đông, mật độ các chuyến bay cũng tăng cao dẫn đến các chuyến bay phải nhường nhau cất – hạ cánh. Và lợi thế luôn thuộc về những ông lớn. Không ít lần máy bay các hãng nhỏ phải xếp hàng chờ đợi mà không thể lăn bánh vì máy bay của VNA chưa dời khỏi. Theo những người trong ngành phân tích thì thông thường VNA sẽ được ưu tiên trước vì lượng khách đông, số chuyến bay nhiều. Jestar có dịch vụ phục vụ mặt đất nên có thể tự chủ được phần nào, trong khi đó VietJet yếu thế hơn hẳn bởi phải phụ thuộc toàn bộ các dịch vụ. Bởi vậy, chuyện chậm, trễ, hủy chuyến bay đã trở nên khá phổ biến ở Việt Nam, đặc biệt là các hãng giá rẻ.
 
Theo quy định Luật Hàng không, khi xảy ra chậm chuyến, hủy chuyến, các hãng hàng không phải bố trí nơi nghỉ ngơi, đồ ăn, nước uống… cho khách, và bồi thường từ 100.000-300.000 đồng với các chuyến bay nội địa, 50-150USD cho khách bay quốc tế. Theo tính toán của các chuyên gia hàng không, mỗi phút bị chậm chuyến bay, các hãng có thể mất khoảng 100 USD. Chưa kể các khoản tiền khác như bồi thường, phí nghỉ ngơi cho khách, thậm chí với một số hãng tư nhân còn phải chi trả nhiều hơn cho các dịch vụ đi thuê. Tính ra, số tiền này còn cao hơn cả tiền lãi mỗi chuyến. Có lẽ chính bởi vậy mà hiếm khi thấy các hãng hàng không bồi thường cho khách khi xảy ra sự cố mà hầu như đều được lờ đi, thậm chí còn không có những giải thích rõ ràng về lý do chậm hủy chuyến.
 
Chính vì sự cố diễn ra quá thường xuyên, cộng với cách xử lý thiếu chuyên nghiệp của các hãng hàng không mà khách hàng ngày càng bức xúc nhiều hơn. Thế nên không phải ngẫu nhiên các biệt danh “sorry airline”, “delay Airlines” dành cho các hãng hàng không Việt Nam lại dễ dàng trở nên phố biến cả trong và ngoài nước đến thế.
 
Hôm nay (9/7), Cục Hàng không VN họp bàn về nguyên nhân dẫn đến tình trạng chậm, hủy chuyến để tìm ra giải pháp. Tuy nhiên, hành động này dường như là quá chậm khi vấn nạn này đã diễn ra quá nhiều năm đến độ Cục Hàng không Việt Nam còn phải đăng tải số liệu thống kê theo tháng về tình trạng các chuyến bay bị chậm hoặc hủy cũng như nguyên nhân dẫn đến các sự cố đó trên trang web của cục. Hạn chế này cũng khó có thể xóa bỏ khi mà sự cạnh tranh thiếu bình đẳng giữa các hãng hàng không vẫn còn tiếp diễn.
 
http://vebay365.com/

Hỗ trợ trực tuyến

Vé máy bay nội địa

Vé máy bay quốc tế